Hãy chat với chúng tôi _
     viettinhhoa.jsc@gmail.com
     +84 989531152

Người hướng nội nhiều hơn người hướng ngoại trong nghề nhân sự ?


Người hướng nội nhiều hơn người hướng ngoại trong nghề nhân sự ?

Mấy hôm trước tôi có đọc được 1 stt của anh bạn. Anh có trao đổi về nghề nhân sự và tính cách của người làm nghề. Đại ý anh nói: Người hướng nội thích hợp với nghề nhân sự và số lượng người hướng nội nhiều hướng ngoại trong nghề. Cùng với đó là anh giải thích tại sao. Vậy sự thực có phải như anh nhận định.

Đầu tiên, tôi muốn tất cả chúng ta cùng nhau tìm hiểu: người hướng nội và người hướng ngoại là như thế nào ? Haizz. Tìm hiểu xong mới thấy cái này cũng dài.

Tổng quan (Theo wiki): Hướng ngoại-Hướng nội (Tiếng Anh: extraversion and introversion) là sự định hướng trung tâm của tính cách con người.

Hướng ngoại là "những hành động, trạng thái hay thói quen chủ yếu quan tâm tới việc làm vừa lòng những người khác. Họ có xu hướng thích thú khi tương tác, giao tiếp với con người và nói chung là nói nhiều, nhiệt tình, thích giao lưu và quyết đoán. Họ vui khi được tham gia các hoạt động có nhiều người như tiệc tùng, hoạt động cộng đồng, các cuộc biểu tình công cộng, kinh doanh và các nhóm chính trị. Chính trị, giảng dạy, bán hàng, quản lý và môi giới là những lĩnh vực thích hợp với những người hướng ngoại. Một người hướng ngoại thích và trở nên tràn đầy sinh lực khi ở trong các nhóm lớn và thời gian khi ở một mình là ít thú vị và nhàm chán đối với họ.

Hướng nội là "khuynh hướng chủ yếu hoặc hoàn toàn quan tâm đến cuộc sống tinh thần của bản thân người đó". Người hướng nội là người năng lượng có xu hướng mở rộng khi suy nghĩ và suy nhược khi phải giao tiếp với những người khác. Những người hướng nội thường kín đáo và ít nói trong những nhóm đông. Họ thường có niềm vui trong các hoạt động đơn độc như đọc sách, viết, âm nhạc, vẽ, mày mò, xem phim, chơi game và sử dụng máy tính cùng với một số các hoạt động riêng biệt ngoài trời như câu cá hay đi bộ. Trong thực tế, các trang web mạng xã hội đã phát triển mạnh và trở thành ngôi nhà cho những người hướng nội trong thế kỉ 21, nơi họ được thoát khỏi các thủ tục cư xử của xã hội và có thể thoái mái viết blog về những cảm xúc riêng tư mà bình thường họ không để lộ. Hầu hết tất cả các nhà họa sĩ, nhà văn, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà soạn nhạc và phát minh đều là những người hướng nội. Người hướng nội thường thích thú khi được tận hưởng thời gian một mình hoặc cùng với một số nhỏ bạn thân hơn là với những nhóm đông người. Sự thật là khi gặp một vấn đề lớn hay một việc quan trọng cần độ tin tưởng tối đa, người hướng nội là sự lựa chọn xứng đáng cho những việc đó. Họ thường ưu tiên tập trung vào một hoạt động duy nhất tại một thời điểm và thích được quan sát tình huống trước khi tham gia, họ có trí tưởng tượng phong phú và thường có nhiều phân tích trước khi nói. Những người hướng nội có thể dễ dàng bị choáng ngợp bởi sự kích thích từ các cuộc gặp mặt hay giao tiếp xã hội có quá nhiều người tham gia.

Không nên nhầm người hướng nội với người nhút nhát, người bị "xã hội ruồng bỏ" hoặc thậm chí người mắc bệnh trầm cảm, họ chọn cuộc sống đơn độc thay vì các hoạt động giao tiếp theo sở thích còn người nhút nhát - có thể là người hướng ngoại lại xa lánh giao tiếp vì sợ hãi và người bị "xã hội ruồng bỏ" hay mắc bệnh thì không có sự lựa chọn.

Một người có thể có tính cách hoàn toàn hướng nội, hướng ngoại hoặc cân bằng giữa cả hai.

Định nghĩa hướng ngoại (extraversion) và hướng nội (introversion) được phổ cập lần đầu tiên bởi Carl Jung, một nhà tâm lý học người Thụy Sĩ. Hầu như tất cả các mô hình toàn diện của tính cách con người đều bao gồm hai khái niệm này.

Hướng ngoại và hướng nội thường được xem như một đơn thể liên tục (triết học), vì vậy người có xu hướng hướng ngoại nhiều hơn thì hướng nội sẽ ít đi. Carl Jung và các tác giả của Myers-Briggs đã cung cấp nhiều quan điểm khác nhau và cùng khẳng định rằng mỗi con người đều có mặt hướng ngoại và mặt hướng nội, với một mặt trội hơn mặt còn lại.

TẠI SAO NGƯỜI HƯỚNG NỘI LẠI HỢP VỚI NGHỀ NHÂN SỰ HƠN?

Các bạn đừng hiểu nhầm là người hướng ngoại thì không hợp nghề nhân sự nhé!
Người hướng gì cũng làm được nghề nhân sự hết miễn là bạn yêu thích nó. Vì mỗi một nghề sẽ cần rất nhiều tố chất và tính cách khác nhau để xử lý tốt nhiều công việc chuyên môn khác nhau. Mỗi một xu hướng tính cách đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng trong cùng một nghề.

Nhưng có một số lý do sau khiến người hướng nội thường làm nhân sự nhiều hơn người hướng ngoại:
1.Trong một doanh nghiệp có phòng ban thiên về hướng ngoại, phòng ban thiên về hướng nội (gọi là đối nội, đối ngoại). Ví dụ như phòng marketing, phòng kinh doanh thì thiên về hướng ngoại, tiếp xúc khách hàng, đối tác, lăn ra thị trường, còn phòng nhân sự, kế toán lại thiên về đối nội, tiếp xúc chủ yếu với nội bộ. Chính vì vậy, người làm kinh doanh, MKT thường thiên về người hướng ngoại và ngược lại, người làm nhân sự thiên về hướng nội.

2. Nhân sự là nghề làm việc chủ yếu dựa trên sự THẤU HIỂU con người. Mà sự thấu hiểu này tương đối toàn diện, từ vấn đề tâm sinh lý, đến tính cách, tố chất, sở thích, ước mơ, hoài bão, mâu thuẫn… Khác với marketing là sự thấu hiểu về NHU CẦU. Mức độ hiểu con người trong nghề nhân sự cần sâu sắc hơn, rộng hơn, tinh tế hơn. Và người hướng nội có tố chất bẩm sinh trong việc này mạnh hơn mấy lần người hướng ngoại.

3. Nhân sự là nghề sử dụng nhiều kỹ năng viết hơn kỹ năng nói. Phòng nhân sự quản lý vấn đề giao tiếp nội bộ (cả giao tiếp cá nhân lẫn giao tiếp trong công việc). Thường các tổ chức giao tiếp với nhau chủ yếu qua email, văn bản, biểu mẫu, chỉ một phần nhỏ giao tiếp miệng (thường các doanh nghiệp siêu nhỏ, chưa biết cách giao tiếp bằng văn bản). Nên kỹ năng viết rất quan trọng với người làm nhân sự. Hơn nữa, phòng nhân sự còn có chức năng xây dựng Luật – Lập pháp (viết quy định, quy trình, biểu mẫu), thực thi Luật - Hành pháp (yêu cầu, giám sát các phòng ban làm đúng quy định), xử lý theo pháp luật – Tư pháp (thực hiện kỷ luật khi vi phạm). Đương nhiên, tất cả đều cần đến kỹ năng viết. Thường thì điểm mạnh của người hướng nội là nghe đọc viết, còn điểm mạnh của người hướng ngoại là nói.

4. Trong nghề nhân sự, kỹ năng LẮNG NGHE cũng cực kỳ quan trọng. Bạn luôn phải có nhiều thông tin, từ cấp cao nhất đên cấp thấp nhất, thông tin luôn phải nhiều chiều để có thể xử lý các tình huống một cách công bằng, khách quan, thấu tình, đạt lý. Các vấn đề về nhân sự luôn khiến người ta đau đầu, vì đó là cuộc chiến tranh về tâm lý. Không lắng nghe đủ lâu, đủ sâu thì rất khó để đưa ra quan điểm đúng đắn. Mà người hướng nội thì lắng nghe tốt hơn người hướng ngoại.

 


Việt Tinh Hoa TV

Blog quản trị nhân sự

Blog quản trị nhân sự